<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
PHẬT THÍCH CA LÀ HIỆN THÂN CỨU KHỔ CỦA NHÂN LOẠI
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

    Hỡi nhân loại !   đây là vị Giác ngộ hoàn toàn từng đem chân lý chiếu sang cho đời, là bậc Đại từ, Đại bi coi muôn loài chúng sinh như con một.  Là đóa Hoa đàm tươi thắm tỏa ra hương vị khắp cõi trần gian.
          Ngài là Phật Thích Ca, người nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapila vastu) trung Ấn Độ, là một thái tử con vua Tịnh Phạn về giòng Thích Ca
          Ngài thông minh từ thuở nhỏ.  Năm 15 tuổi thì đã thông suốt các khoa học, văn chương, triết học, học thuật v.v… cho đến võ nghệ cũng rất cao cường, thành bậc văn võ toàn tài, ai cũng kính phục.
          Đương thời xã hội Ấn Độ chia làm  nhiều giai cấp :
1.-  Bà-la-môn (Brahamanah), gồm các đạo sĩ tu hành thông thái, giới hạnh nghiêm chỉnh, bao nhiêu lễ nghi, văn hóa, học thuật trong nước đều do phái này mà ra.
2.-  Giòng Sát-đế-lỵ (Ksatriyah) :  vua chúa quý tộc cai trị xã hội.
3.-  Phệ-xá (Vaisyah), là hạng thường dân nhưng thuộc về dòng dõi trong sạch
4.-  Thủ-đà-la (Sùdrah), gồm những người làm thuê làm mướn, giết heo giết bò, hạng người này, chỉ làm nô lệ cho ba phái trên, mà thường bị khinh bỉ, nên không được học hành làm lễ tương kính.
          Ngoài gia cấp trên còn một hạng nữa, tức là các dân mọi rợ cùng những người bị xã hội đào thải, như ăn mày ăn xin, tù tội được tha v.v… đám người này cũng đông nhưng không được gọi là một giai cấp hay một phái gì, vì họ khinh bỉ hơn con vật, phần nhiều họ phải sống ngoài châu thành, đời sống của họ rất ti tiện, khổ sở, để làm cho mấy hạng người trên càng thêm khinh ghét và ghê tởm.
          Đức Thích Ca, một hoàng tử thân yêu, sống trong cung điện ngọc ngà, đầy hoa đầy gấm, chung quanh những bậc quý tộc, có bao giờ được trông thấy cảnh ấy đâu.
          Một hôm Ngài theo vua cha dạo chơi ở nơi thôn dã, thấy nhân gian làm ăn vất vả khó nhọc, Ngài lấy làm sửng sốt, từ đấy Ngài có ý niệm về cuộc đời.  Với tính thông minh tuyệt vời, hay xét nghĩ tìm tòi, nên sau mấy phen đi dạo chơi ngoài các cửa thành, Ngài được thấy rõ cái khổ đau của loài người ở những cảnh bệnh chết, già nua, phơi bày nơi túp lều tranh, hay nghiêng ngửa nằm hai bên vệ đường, không người nâng đỡ, Ngài nghĩ đấy là do một chế độ bất công nào đã đè nặng trên đầu họ, khiến họ phải khổ sở vất vả như thế.
          Ngài bỗng nảy tấm lòng thương xót đám dân hèn yếu và ngờ vực cuộc đời cao quý, sung sướng, êm đềm của mình.
          Ngài vốn là người ưu tư tưởng nhất là sẵn có một tấm lòng thương xót từ bi rộng lớn vô biên, từ đó Ngài sinh ra buồn rầu lo nghĩ, muốn xuất gia tìm một chân lý để cứu thoát cho nhân loại.
          Vua Tịnh Phạn thấy con khác ý cũng sinh ra lo buồn, tìm cách để giải khuây thái tử bằng những cuộc vui, chọn them nhiều mỹ nữ, xây cung điện bốn mùa, lập nhiều vuờn hoa trồng đủ các thứ hoa thơm lạ lung.  Càng thấy những cảnh truy hoan, thái tử càng them buồn chán.  Một hôm Ngài tâu với vua cha xin đi xuất gia. Vua Tịnh Phạn rất lấy làm sửng sốt khi nghe lời van xin ấy.  Ngài không muốn cho thái tử xuất gia, và sợ thái tử trốn đi, nên ra mật lênh canh gác nghiêm ngặt, cấm không cho thái tử ra ngoài thành để gặp đám dân hèn hạ đang đau thương mà vau biết đó là cái cớ khiến cho thái tử buồn rầu.
          Nhưng thái tử đâu có chịu cầm tù trong cảnh cao quý giả dối ấy!  Một hôm, thái tử quyết chí từ biệt phụ vương, dứt tình thân mến gia đình trốn ra khỏi thành, tìm đến các khu rừng của các bậc tu khổ hạnh để tham tầm đạo lý.  Sauk hi đã tìm gặp các danh sư đạo sĩ, Ngài thấy đạo nào cũng không được cao siêu lắm, và du tu hành cho giỏi, may ra cũng chỉ giải thoát được một mình mà thôi.  Ngài muốn đi đến một nơi xa vắng hơn để tu thiền định, bèn đi vào Tuyết sơn (Hyma-laya), ở đấy trải qua thời gian sáu năm khổ hạnh tu tập, song vẫn chưa thấy điều gì, nên Ngài lại qua núi Kada, bên sông Ni-liên-thuyền (Nairan-jana), nay là sông Phalgu.  Bấy giờ có nàng mục nữ đem sữa dâng cúng Ngài.  Ngài ăn xong thấy thân thể trở nên khỏe mạnh, liền xuống sông tắm rửa sạch sẽ rồi lên ngồi bên gốc cây đại thụ nhập định và thề rằng:  “Nếu ngồi ở đây mà không chứng được đạo quả, quyết không bao giờ đứng dậy.”
          Qua 48 ngày, một hôm, Ngài thấy tinh thần sáng tỏ, tiêu sạch những ám chướng, thấy rõ chân tướng của vũ trụ.
          Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, đã thành Phật.  Ngài đi chu du khắp lưu vực sông Hằng (Gange) và nước nhỏ khác để thuyết pháp, giảng dạy cho mọi người các chân lý mà Ngài đã chứng ngộ được.
          Trong túi Ngài không một viên đạn, sau lưng Ngài không một quân đội thế mà Ngài đã chinh phục được các bậc vua chúa, các đạo sĩ Bà-la-môn, đều muốn theo pháp hóa của Ngài.
          Một chủ trương bình đẳng, Ngài đã lật đỗ được sự phân chia giai cấp, đưa đám dân nghèo cùng khổ đến một đời sống vui tươi rộng rãi.
          Với đời sống rất giản dị, nhân cách cao thượng, đạo đức thuần khiết, Ngài đã cảm hóa tất cả mọi người trong xã hội, tuy trong những buổi thuyết pháp, Ngài thường nói đến vô ngã, mà thực đời Ngài là một đại ngã hoạt động.  Suốt cuộc đời Ngài chỉ tận tụy hy sinh cho đạo, đem chân lý chiếu tỏ nhân gian, cứu nhân loại ra khỏi mê lầm khổ sở.
          Ngài thuyết pháp trong bốn mươi chin năm, thọ tám mươi tuổi.
Dưới đây tôi xin giới thiệu cùng các ngài, một tấm lòng mong ước tin kính, có thể nói đã đại biểu cho tinh thần Phật giáo, phần đông nhân loại hiện nay đối với đức từ bi cứu khổ là “Phật.”
          Tôi xin lược dịch bài thơ của Tagore, một thi hào Ấn Độ đã nổi tiếng thế giới.  Bài thơ nài Ông làm ra trong khi đến dự lễ khánh đản đức Phật ở Tích Lan hồi năm 1934.
           Thế giới hiện nay thù oán nhau như thú dữ rừng hoang.
           Xung đột nhau bằng đủ cách
           Bảo rằng công mà kỳ thực chứa đầy túi tham lam ích kỷ
           Toàn thể sinh linh đang mong Ngaì ban cho nguồn sống mới lạ
           Vậy luồng vô biên của Ngài hãy cứu vớt cho
           Bao nhiêu hy vọng đang chờ hương sen vô tận của Ngài
           Xin Ngài chiếu hào quang soi sang trần gian
           Thật đã là hiện thân của ánh sáng và tự do
           Từ thiện của Ngài vô hạn, xin rửa sạch kiếp lầm than của cuộc sống tàn khốc.
           Ngài là đại thí chủ cho mãi không thôi
           Xin cho chúng tôi những năng lực dũng mãnh
           Ánh sáng trí tuệ của Ngài như mặt trời nắng soi đường cho kẻ mờ quáng.
           Làm sống lại những kẻ sắp chết giữa biển trầm luân.”
          Trong bài thơ này ta nhận thấy tràn đầy một tấm lòng cầu xin thiết tha thanh sạch biết bao! Tagore cũng như nhiều người khác, thấy đời là nơi tối tăm đầy tội lỗi, muốn cứu vãn chỉ có đem ánh sáng Phật giáo chiếu tỏ mọi nơi, ai nấy đều thực hành, xã hội sẽ trở nên thái bình cực lạc.
          Cái kỷ nguyên từ bi, bác ái, tự do, hạnh phúc đức Phật mở ra cách đây 2500 năm, bây giờ chúng ta phải bồi đắp thêm nữa.
          Cái thời hạnh phúc không thể một lúc mà tới nơi được, cả mấy thể kỷ đã trải qua để gây dựng và duy trì hiện tại, cần phải còn nhiều thế kỷ nữa mới gội rửa hết cặn bã của đời, thiết lập cảnh đời tự do an lạc.
          Giờ đây chúng ta cần san sẻ cho nhau cái lý tưởng ấy, chia sẻ cho nhau cái lòng từ bi, lợi tha cùng trì dũng mãnh mạnh dạn tinh tiến ấy.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150572
Có -772 Khách Đang Online